Dấu Hiệu Bị Đứt Dây Chằng Chéo?

0
308
chấn thương dây chằng chéo do đá bóng

1. Dây chằng chéo là gì? 

Chúng ta sẽ phân ra 2 loại là dây chằng cháo trước và dây chằng chéo sau là 2 loại phổ biến và dễ bị tổn thương  nhất. Bạn cần đặc biệt chú  ý vào dây  chằng chéo trước vì nó dễ tổn thương và ảnh hưởng tới cuộc sống sau này.
dây chằng chéo là gì
  • Dây chằng chéo trước (LCA): Vị trí nằm ở giữa đầu gối, có tác dụng ngăn các xương ống chân không bị trượt ra phía trước xương đùi.
  • Dây chằng chéo sau (LCP): Nằm ở trung tâm khớp gối, vị trí nằm ngay phía sau của dây chằng chéo trước. Hai dây chằng này vị  trí bắt chéo nhau, khi xương chày chuyển động xoay vào bên trong, chúng sẽ căng ra và cuốn vào với nhau.
Xem thêm: Khắc phục chấn thương cổ tay khi tập gym

2. Nguyên nhân chấn thương dây chằng chéo 

Dây chằng chéo trước

Chấn thương trực tiếp: Chấn thương trực tiếp vào mặt trước của gối, hay gặp trong cú va chạm trong tình huống cản bóng (môn bóng đá); tai nạn giao thông…
Chấn thương gián tiếp:
− Đang chạy nhanh, dừng đột ngột và chuyển hướng nhanh chóng .
− Xoay người sang phía đối diện trong lúc bàn chân giữ nguyên
− Cú nhảy cao, rơi một chân tiếp xúc đất trong tư thế không thuận

Dây chằng chéo sau

Thường ít gặp hơn dây chằng chéo trước, do dây chằng chéo sau chỉ bị rách khi bị lực tác động lớn từ trước ra sau, nó tạo lực lớn đẩy mạnh phần cẳng chân ra phía sau khiến dây chằng chéo sau bị đứt, thường gặp trong các trường hợp sau:
  • Tai nạn giao thông: Thường xảy ra khi đầu gối cong bác tài xế hoặc các hành khách đập vào bảng điều khiển hoặc ghế ngồi phía trước. Lực tác động lớn này sẽ đẩy xương chày xuống dưới đầu gối và đồng thời làm cho dây chằng chéo sau bị rách.
  • Chơi thể thao: Thường ở môn đá bóng, có thể đứt dây chằng chéo sau khi họ ngã trên đầu gối và gập xuống so với bàn chân. Xương chày lúc này sẽ chạm xuống đất trước và di chuyển về phía sau.nguyên nhân bị đứt dây chằng chéo

3. Dấu hiệu của đứt dây chằng chéo do chấn thương

Dây chằng chéo trước

• Sưng và đau ở vùng gối
 Có thể nghe được tiếng “bốp” ngay tại thời điểm chấn thương. Sau đó gối sẽ sưng đau và bị hạn chế vận động. Sau khi bị bệnh nhân dù có điều trị hay không thì tình trạng sưng và đau dần sẽ cũng tự hết..
• Lỏng gối
– Bệnh nhân sẽ có cảm giác chân yếu hơn so với bình thường khi đi lại.
– Khó khăn hơn khi đứng trụ một chân bên gối bị lỏng.
– Khi chạy nhanh sẽ có cảm giác rất khó điều khiển chân, và dễ vấp ngã.
– Khó khăn khi bạn đi xuống dốc hoặc bước xuống bậc cầu thang.
• Teo cơ
Một dấu hiệu nghiêm  trọng khác là đùi bên chấn thương bị nhỏ dần do teo cơ, vì vậy chân càng này càng yếu đi, nhất là khi đó cơ đùi bị teo nhiều.
• Các nghiệm pháp giúp chẩn đoán.
Nếu bạn có các dấu hiệu trên nhanh chóng đến  gặp bác sĩ bằng các nghiệm pháp được các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán tổn thương dây chằng chéo chính xác trước như: Dấu hiệu Lachman, dấu hiệu ngăn kéo trước, dấu hiệu Pivot shift
 
dấu hiệu bị đứt dây chằng chéo trước
 

Dây chằng chéo sau

  • Khi bị tổn thương, sẽ có các biểu hiện lâm sàng:
    – Giai đoạn cấp ( thời điểm ngay sau khi bị tai nạn) đứt dây chằng chéo sau sẽ có dấu hiệu: Đau, sưng gối, hạn chế vận động.
    – Một thời gian sau, đứt dây chằng chéo sau có thể sẽ hoàn toàn được hồi phục, trong mọi hoạt động đều bình thường. Tuy nhiên, tổn thương mà nó gây ra sẽ có biến chứng.
  • Về chẩn đoán: Chụp X-quang với thanh ép từ trước ra sau giúp ta tìm được dấu hiệu ngăn kéo sau, khẳng định được chẩn đoán, đồng thời sẽ  lượng hóa được mức độ nặng nhẹ của bệnh. Chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ cho ta hình ảnh của bị đứt dây chằng. Nó còn cho ta biết thêm về tình trạng hiện tại của sụn chêm, của các dây chằng khác và của xương

Xem thêm: 7 lý do nên tập gym tại nhà với dây kháng lực ngũ sắc

4. Khi nào nên phẫu thuật dây chằng chéo?

Đối với các trường hợp tổn thương dây chằng chéo ở khớp gối với mức độ vừa phải trên lâm sàng, và không ảnh hưởng lớn đến cấu trúc, và xương đầu gối không bị quá lỏng lẻo, thang điểm chức năng của khớp gối vẫn còn tốt thì có thể không cần can thiệp tới phẫu thuật. Bệnh nhân chỉ cần chăm chỉ luyện tập vật lý trị liệu sẽ làm khỏe các khối cơ và gân phía sau từ đó hỗ trợ thêm cho hệ thống dây chằng là sẽ có thể phục hồi được, chấn thương sẽ sớm tự lành.

Chúng tôi vẫn khuyên bạn nếu bạn gặp phải các mô tả như bên trên, hãy nhanh chóng tìm tới bác sĩ chuyên khoa xương khớp để điều trị kịp thời.
 
khi nào nên mổ dây chằng chéo

5. Cách điều trị và lưu ý sau khi mổ dây chằng chéo 

  • Sau  khi mổ tuyệt đối không được phép tự ý bỏ nẹp tùy tiện khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ (hướng dẫn mua nẹp chúng tôi sẽ hướng dẫn bên dưới)
  • Tuyệt đối không được bỏ nạng trong vòng 2 tuần đầu sau khi mổ đứt dây chằng chéo, đừng vì cảm thấy hơi khó chịu mà  ảnh hưởng tới gối của bạn. 
  • Việc tập luyện co đầu gối tùy giai đoạn mà có cường độ khác nhau, không được co gối quá mức ngay ở tháng đầu tiền nó sẽ làm ảnh hưởng cấu trúc liên kết của dây chằng đầu và là nguyên nhân gây lỏng dây chằng.
  • Hạn chế đi lại, trong 2,5 tháng đầu thì người bệnh cần tránh lên xuống cầu thang bộ hay lái xe máy hoặc ngồi xổm.
  • Tránh tuyệt đối không được chạy nhảy và chơi thể thao ở  giai đoạn 3 tháng đầu lúc này dây chằng chưa liên kết đủ mạnh, chưa vững chắc nên không thể hoạt động được các động tác cường độ cao.bài tập trị liệu sau khi mổ dây chằng

6. Các loại băng nẹp gối H5 hỗ trợ gối 

Bắt buộc sau khi mổ  bạn phải dùng nẹp gối mới giúp gối an toàn và dễ phục hồi được có thể bệnh viện sẽ bán hoặc tư vấn cho  bạn, nếu không có bạn hãy tham khảo địa chỉ chúng tôi giới thiệu bên dưới.

Có rất nhiều loại nẹp gối đang bán cho người sau khi mổ, ở đây chúng tôi xin giới thiệu địa chỉ mua loại chuyên dụng phổ biến và giá thành vừa phải nhất. Vì bạn chỉ cần dùng nẹp gối 1-2 tháng đầu nên k cần thiết phải mua loại quá cao cấp. Các shop bán hàng có bán theo chiếc nên bạn chỉ cần mua 1 chiếc cho 1 chân bị mổ là được

Bình luận nội dung bài viết